Đường dây nóng: 0212.3852.153

Lịch Giảng Dậy

Liên Kết Website

Video - Sự Kiện

Không có video - Upload lại link

Thống Kê

Hôm nay : 14
Hôm qua : 23
Tháng này : 597
Tổng truy cập : 236807
Đang trực tuyến : 1

Tin Tức ››

Một số vấn đề đặt ra khi sử dụng phương pháp chuyên gia trong giảng dạy lý luận chính trị tại Trường Chính trị tỉnh Sơn La hiện nay

Cập nhật: 16:37:37 17 / 03 / 2025
Lượt xem: 37

Một số vấn đề đặt ra khi sử dụng phương pháp chuyên gia trong giảng dạy lý luận chính trị tại Trường Chính trị tỉnh Sơn La hiện nay

 

Trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập hiện nay, trường Chính trị tỉnh Sơn La đã luôn chú trọng đổi mới, áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy tích cực, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Bên cạnh việc kế thừa và phát huy những ưu điểm của các phương pháp truyền thống, nhà trường đã chỉ đội ngũ giảng viên chủ động nghiên cứu và áp dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp hiện đại vào quá trình giảng dạy. Trong đó, phương pháp chuyên gia là một điểm sáng, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đặc biệt là trong chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị.

Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ phù hợp với chuyên môn nghiên cứu sâu rộng nhằm thu thập thông tin khoa học, ghi chép các nhận định đánh giá một sản phẩm khoa học làm cơ sở để bổ sung chỉnh sửa cho vấn đề nghiên cứu. Đối với công tác nghiên cứu lý luận, về bản chất, là việc nhà trường chủ động mời các chuyên gia, những người có uy tín, có kiến thức chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm thực tiễn phong phú trong các lĩnh vực khác nhau, tham gia vào quá trình giảng dạy lý luận chính trị, cũng như mời học viên tại các lớp am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực, ngành công tác trong quá trình giảng dạy.

Việc sử dụng phương pháp hỏi chuyên gia nhằm giải quyết những vướng mắc, những điều chưa rõ của học viên liên quan đến nội dung bài giảng. Phương pháp này giúp khắc phục tình trạng dạy chay, học vẹt, đưa lý luận chính trị đến gần hơn với thực tiễn sinh động của đời sống xã hội; đồng thời, sự tham gia của các chuyên gia với những kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm phong phú, cách trình bày lôi cuốn sẽ tạo nên sức hấp dẫn, kích thích sự hứng thú học tập cho học viên.

Ngoài ra, phương pháp này giúp học viên có cơ hội tiếp cận với nhiều quan điểm, góc nhìn khác nhau từ các chuyên gia, từ đó hình thành tư duy phản biện, khả năng phân tích, đánh giá vấn đề một cách toàn diện; khuyến khích sự trao đổi, thảo luận giữa chuyên gia với học viên, giữa học viên với học viên, tạo nên không khí học tập sôi nổi, tích cực.

Trong bối cảnh tỉnh Sơn La đang tập trung phát triển trên nhiều lĩnh vực như hiện nay, việc mời các chuyên gia tham gia phân tích, đánh giá, dự báo những vấn đề cụ thể, mang tính thời sự của từng ngành, từng địa phương là vô cùng cần thiết. Phương pháp này không chỉ cung cấp cho học viên cái nhìn đa chiều, sâu sắc về các vấn đề lý luận, mà còn giúp họ vận dụng những kiến thức đó vào giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn công tác, qua đó nâng cao hiệu quả của quá trình học tập và nghiên cứu lý luận chính trị. Bên cạnh đó, học viên trong lớp học sẽ có những trao đổi, chia sẻ, học hỏi từ ngay chính thành viên của lớp với cách nhìn nhận đa chiều, nhiều quan điểm, góc nhìn khác nhau từ các chuyên gia, từ đó hình thành tư duy phản biện, khả năng phân tích, đánh giá vấn đề một cách toàn diện, đồng thời khuyến khích sự trao đổi, thảo luận giữa chuyên gia với học viên, giữa học viên với học viên, tạo nên không khí học tập sôi nổi, tích cực.

1.  Về công tác chuẩn bị chuyên gia

Có thế xác định 3 dạng chuyên gia chủ yếu thường được sử dụng: Chuyên gia mời từ bên ngoài, chuyên gia là giảng viên và chuyên gia là học viên.

Chuyên gia mời từ bên ngoài: Chuyên gia có thể là các nhà khoa học, nhà quản lý, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, những người có uy tín, am hiểu sâu sắc về lĩnh vực chuyên môn. Ví dụ, Báo cáo kết qủa công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La, Nông thôn mới…

Chuyên gia là học viên: Do học viên của  trường chính trị là những cán bộ, công chức, viên chức có trình độ, có kinh nghiệm chuyên môn, có vốn sống thực tiễn tương đối cao tại các đơn vị, địa phương nên cũng là điều kiện thuận lợi để giảng viên lựa chọn chuyên gia là học viên. Để lựa chọn đúng chuyên gia đòi hỏi giảng viên trước khi lên lớp phải tìm hiểu thông tin về những học viên có khả năng đóng vai chuyên gia. Tuy nhiên, nếu học viên chỉ có kinh nghiệm thực tế thôi chưa đủ để giảng viên lựa chọn là “chuyên gia”, bởi vì có những học viên mặc dù có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực công tác nhưng không khả năng thuyết trình trước đám đông nên khi đứng trước lớp trình bày không thể lưu loát hoặc đáp ứng được sự mong đợi của học viên và giảng viên. Vì vậy, để tránh sơ suất có thể xảy ra giảng viên cần gặp gỡ và trao đổi trước để tìm hiểu khả năng của học viên và quyết định lựa chọn hay không lựa chọn học viên đó làm “chuyên gia” trên lớp.

Chuyên gia là giảng viên: Giảng viên sẽ đóng vai chuyên gia nhằm giải đáp những câu hỏi của học viên. Để giảng viên trở thành “chuyên gia” đòi hỏi giảng viên phải có kiến thức lý luận và thực tiễn phong phú, am hiểu sâu về đề tài mình đưa ra trao đổi trên lớp bởi vì cũng có những trường hợp học viên hỏi những câu hỏi khó, những câu hỏi đi sâu vào thực tiễn.

2. Lựa chọn thời điểm áp dụng

Không phải nội dung nào trong các chuyên đề của môn học, phần học cũng nên và có thể áp dụng phương pháp hỏi chuyên gia, cùng với đó giảng viên cũng cần xem tinh thần, thái độ học tập và không khí của buổi học để đạt hiệu quả mong muốn. Vì vậy, nhiệm vụ của giảng viên là cân nhắc, lựa chọn đề tài nào sẽ áp dụng phương pháp này.

Phương pháp hỏi chuyên gia thường được áp dụng đối với các tình huống khó, phát sinh từ thực tiễn hoặc để ôn tập, tổng kết một chủ đề, một phần của bài học hoặc trước một vấn đề mới nhiều điểm phát sinh, trước một hiện tượng còn nhiều bàn luận. Ngoài ra, phương pháp hỏi chuyên gia cũng có thể được sử dụng khi neo chốt kiến thức, kiểm tra việc tự nghiên cứu, kiểm tra kiến thức thực tiễn của học viên. Ví dụ các tình huống công tác đảng, tôn giáo, văn hoá, quản lý hành chính ở cơ sở....

3. Sử dụng các bước thực hiện phương pháp hỏi chuyên gia trên lớp

- Định hướng nội dung, lựa chọn chủ đề phù hợp: Giảng viên nên đinh hướng, nêu rõ chủ đề một cách ngắn gọn và rõ ràng, đúng với trọng tâm của bài giảng, các vấn đề mà học viên quan tâm, hoặc những bức xúc ở cơ sở trong giải quyết các vấn đề khó, mới, phát sinh trong thực tiễn ở cơ sở.

- Giới thiệu, lựa chọn chuyên gia: Khi giới thiệu chuyên gia cần ngắn gọn song đầy đủ các thông tin cần thiết như: họ tên, trình độ chuyên môn, đơn vị công tác, chức vụ (nếu chuyên gia là học viên cần bổ sung thâm niên, kinh nghiệm)...Giảng viên khi giới thiệu “chuyên gia” trước lớp sao cho tạo được niềm tin cho các học viên khác với “chuyên gia”. Từ đó, sẽ tạo không khí thoải mái, tin tưởng để các học viên trong lớp có hứng thú khi đặt câu hỏi.

-  Xử lý tình huống trong quá trình quá trình theo dõi, điều hành đặt câu hỏi của học viên và chuyên gia

 Giảng viên cần chủ động điều hành để lấy câu hỏi từ người học. Yêu cầu học viên đặt câu hỏi phải sát với chủ đề và quy định thời gian đặt câu hỏi. Nếu lớp đông có thể chia nhóm để thảo luận đặt câu hỏi.

Đối với những câu hỏi lạc đề, giảng viên cần xử lý một cách tế nhị, khéo léo tránh để cho học viên cảm thấy mình bị chê trách hoặc không khí lớp học bị căng thẳng. Đối với trường hợp học viên đặt nhiều câu hỏi mà thời gian trên lớp “chuyên gia” không thể trả lời hết, giảng viên có thể yêu cầu học viên tự quyết định câu hỏi nào mình quan tâm nhất để chuyên gia chỉ giải đáp câu hỏi đó hoặc có thể nhóm các câu hỏi tương đồng vào một nội dung cần trả lời.

- Chuyên gia trả lời các câu hỏi

 Với 03 nhóm chuyên gia được áp dụng cũng cần trả lời lần lượt các câu hỏi của học viên trong lớp hoặc trả lời theo nhóm vấn đề. Yêu cầu câu trả lời phải ngắn gọn, dễ hiểu và đúng trọng tâm, làm chủ thời gian và tránh cách trả lời sẽ gây tranh luận trên lớp thậm chí mâu thuẫn quan điểm. Tuy nhiên, để luôn luôn ở thế chủ động, giảng viên cũng lường trước tình huống có thể có những câu hỏi mà chuyên gia không giải đáp nổi.

Như vậy, việc áp dụng phương pháp chuyên gia là một trong những phương pháp cần thiết trong giảng dạy lý luận chính trị cùng với phương pháp khác nhằm góp phần khắc phục được tình trạng dạy chay, dạy một chiều, khô cứng, sáo rỗng, không gắn lý luận với thực tiễn, qua đó tạo không khí sôi nổi và hứng thú, môi trường học tập tích cực, chủ động góp phần không ngừng nâng cao chất lượng bài giảng của giảng viên và thái độ, tinh thần học tập của học viên./

 

GV. Ths. Đinh Minh Khanh - Khoa Xây dựng Đảng

 


Các tin khác: