Đường dây nóng: 0212.3852.153

Lịch Giảng Dậy

Liên Kết Website

Video - Sự Kiện

Không có video - Upload lại link

Thống Kê

Hôm nay : 11
Hôm qua : 23
Tháng này : 594
Tổng truy cập : 236804
Đang trực tuyến : 1

Tin Tức ››

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP, TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO, HỘ MỚI THOÁT NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Cập nhật: 16:41:44 02 / 06 / 2025
Lượt xem: 23

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP, TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO, HỘ MỚI THOÁT NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

 

Xác định giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm ổn định cho người lao động là yếu tố quan trọng, quyết định sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, Tính Sơn La đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác giáo dục nghề nghiệp, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài địa phương góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Giai đoạn 2021 - 2024, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững. Một trong những dự án có vai trò "đòn bẩy”, thúc đẩy thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh, đưa huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo là phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững.

Trong những năm qua, Tỉnh đã tập trung phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo để nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động ở vùng nghèo, vùng khó khăn, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với việc làm bền vững, cải thiện sinh kế, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, phòng ngừa, hạn chế người dân rơi vào tình trạng đói nghèo, tái nghèo.

Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Sơn La đã giảm từ 21,66% năm 2021 xuống còn 11,11% vào cuối năm 2024, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 21,34% năm 2021 xuống còn 10,9% vào cuối năm 2024. Tính đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 8.758 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động trên địa bàn huyện nghèo được hỗ trợ đào tạo nghề; 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ bảo hiểm y tế; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 17,4%. Cùng với đó, tỉnh đã hỗ trợ kết nối việc làm và chuyển đổi ngành nghề cho hơn 91.000 lao động, đạt 91% kế hoạch, trong đó có trên 50% lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ ở vùng nghèo, vùng khó khăn. Tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 56,25% trong đó có bằng cấp, chứng chỉ là 22,2%;100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở vùng nghèo, vùng khó khăn. Xây dựng các chuẩn, phát triển chương trình, học liệu; phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với đối tượng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng nghèo, vùng khó khăn. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang triển khai các dự án đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác đào tạo nghề theo quy định.

Các cấp, các ngành tăng cường công tác truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm vùng nghèo, vùng khó khăn. Phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn. Cung cấp thông tin thị trường lao động, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động vùng nghèo, vùng khó khăn.

Toàn tỉnh tổ chức 140 hội nghị tuyên tuyền, giao dịch việc làm lưu động tại xã với sự tham gia của 6.467 lao động; 01 hội nghị nâng cao năng lực công tác tư vấn giới thiệu việc làm cho 63 cộng tác viên tại Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh; thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động: thực hiện khảo sát điều tra thu thập thông tin thị trường lao động tại 200 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển 242 lao động); tổ chức thành công 12 ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp (01 cấp tỉnh, 11 cấp huyện) với sự tham gia của 311 doanh nghiệp và khoảng trên 40.000 người lao động. Hỗ trợ kết nối việc làm và chuyển đổi ngành nghề cho 91.114 lao động, đạt 91% chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn đề ra, trong đó có trên 50% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ở vùng nghèo, vùng khó khăn.

Chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng nghèo, vùng
dân tộc thiểu số và miền núi trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ
đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát
nghèo, người lao động vùng nghèo, vùng khó khăn. Các huyện, thành phố đã tổ chức đào tạo nghề cho 8.758 người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo,người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo. Đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ở các huyện nghèo; hỗ trợ hoạt động đào tạo nângcao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững, nhất là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn. Trong giai đoạn 2021-2024, trên địa bàn tỉnh đã có 946 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong đó có 80 lao động thuộc các huyện nghèo.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn một số vướng mắc, khó khăn: Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp không được hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, khả năng đầu tư của ngành chủ quản hạn chế nên cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo còn thiếu và lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Công tác tuyển sinh đào tạo cho lao động nông thôn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc thực hiện tuyển sinh và đào tạo các nghề phi nông nghiệp; một số lao động có tâm lý ngại học, sau khi tốt nghiệp THCS, THPT đã xin vào vừa học vừa làm ngay tại doanh nghiệp nên cơ sở giáo dục nghề nghiệp không tuyển đủ chỉ tiêu. Còn một bộ phận giáo viên chậm đổi mới phương pháp giảng dạy, năng lực hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công tác giảng dạy trong thời kỳ đổi mới.

Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên chỉ có từ 1 đến 2 giáo viên cơ hữu dạy nghề, nguồn giáo viên thỉnh giảng khan hiếm nên thiếu giáo viên để giảng dạy các lớp đào tạo nghề cho lao động. Một số lĩnh vực, ngành nghề đào tạo ngắn hạn cho lao động nông thôn chất lượng chưa cao như: nghề trồng trọt, chăn nuôi thú y, sửa chữa máy nông nghiệp.

Về hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ không cung cấp đầy đủ biên lai, phiếu thu về học nghề, học ngoại ngữ, khám sức khỏe... do đó vẫn còn một số đối tượng được thụ hưởng chính sách nhưng không được thụ hưởng, một số người lao động đã xuất cảnh đi làm việc mới ủy quyền cho gia đình làm thủ tục đề nghị hỗ trợ nên thiếu các giấy tờ có liên quan (giấy ủy quyền, thông tin về tài khoản nhận tiền,..).

Về tạo việc làm bền vững đã được triển khai đồng bộ trên địa bàn song do đặc thù của tỉnh chưa phát triển mạnh về khu công nghiệp, các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng ít lao động nên khả năng thu hút việc làm tại địa phương còn ít chưa đáp ứng nhu cầu lao động của người lao động, số người lao động đăng ký tìm việc, được giới thiệu việc làm với số lượng ít; cầu lao động chưa phong phú, hoạt động kết nối việc làm chưa đạt được theo yêu cầu.

Việc triển khai hoạt động thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin về người lao động đã được các cấp, ngành quan tâm phối hợp thực hiện, triển khai theo kế hoạch. Tuy nhiên do số đối tượng thu thập thông tin lớn, thông tin thu thập nhiều, chi tiết nên mất nhiều thời gian, gặp nhiều khó khăn do không tiếp nhận được thông tin từ người lao động.

Để khắc phục những hạn chế, khó khăn trên, cần tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, Tiếp tục hoàn thiện và kiện toàn cơ sở vật chất, số hóa các chương trình, giáo trình, học liệu; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học; hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình nhà xưởng,
phòng học, ký túc xá và công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho người học; mua sắm máy móc, trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động trên địa bàn huyện nghèo; nâng cao năng lực đào tạo một số ngành, nghề đáp ứng yêu cầu về nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động ra nước ngoài, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trong tỉnh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Trong công tác đào tạo nghề cần quan tâm đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước; chú trọng gắn với cơ hội việc làm của lao động sau khi được đào tạo nghề.

Thứ ba, Triển khai công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động; xây dựng kế hoạch giáo dục nghề nghiệp gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp theo 3 cấp trình độ (cao đẳng, trung cấp và sơ cấp); tập trung đào tạo cho lao động nông thôn để chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, tăng cường truyền thông, quản lý hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, giới thiệu các đơn vị uy tín, có năng lực về địa bàn tuyển dụng và hỗ trợ người lao động các hồ sơ, thủ tục đảm bảo điều kiện hỗ trợ cho người lao động; đổi mới phương thức tổ chức phiên giao dịch việc làm nhằm nâng cao hiệu quả kết nối cung – cầu lao động của Trung tâm Dịch vụ việc làm.

Thứ tư, Hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, người lao động trên địa bàn huyện nghèo nâng cao năng lực sản xuất, kiến thức, kỹ năng nghề, có việc làm bền vững, thu nhập và chỗ ở ổn định vượt lên mức sống tối thiểu và giải quyết hiệu quả các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. Thực hiện hiệu quả cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất tạo sinh kế, việc làm bền vững cho người nghèo. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo./

GV.Ths Đinh Minh Khanh

Khoa Xây dựng Đảng

 

 

 


Các tin khác:
Các tin liên quan: